Nếu hoàn toàn chưa biết gì bạn có thể tham gia vào ngành tester được hay không???
Có một ngành học đang rất thu hút người học cũng như đầu ra cao mà giới trẻ quan tâm đó là Tester. Không những thế cũng vì mức lương khá cao cho nên nhiều bạn trẻ muốn tham gia khóa học tester dành cho người mới bắt đầu, chưa biết gì để trở thành Tester. Vậy có nên tham gia khóa học tester cho người mới bắt đầu không? Khóa học này phù hợp với ai? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Những ai nên tham gia khoá học tester?
Những bạn mới hoàn toàn chưa biết gì sẽ có nhiều băn khoăn là: Liệu mình không học những chuyên ngành liên qua thì có thể trở thành tester được không ? chưa biết gì về công nghệ thông tin có làm được tester không ?
Bạn thử xem sau đây những ai có thể tham gia học tester được nhé:
+ Phù hợp với các bạn yêu thích công nghệ thông tin nhưng không muốn chuyên sâu vào lập trình.
+ Bạn là sinh viên CNTT hoặc bạn học trái ngành về: Sư phạm, kinh doanh, ngân hàng, kế toán …. có mong muốn trở thành tester chuyên nghiệp.
+ Bạn là một Tester mới, bạn chưa có kinh nghiệm nhưng có đam mê nâng cao chất lượng phần mềm.
+ Bạn đã đi làm ở các lĩnh vực khác nhưng hiện tại muốn tìm một công việc mới để phát triển bản thân.
Bạn thấy đấy, tester không giới hạn ở một chuyên ngành nào, dù bạn học chuyên ngành gì thì yên tâm chỉ cần bạn có mong muốn tham gia vào khoá học bạn đều có thể tham gia học nhé!
2. Muốn vào ngành tester cần học những chuyên ngành liên quan gì?
Như bạn biết đấy, đa số các trường không có chuyên ngành tester. Đa số các trường Đại học hiện nay giảng dạy chuyên ngành Công nghệ thông tin có đào tạo môn kiểm thử phần mềm. Nhưng hiện tại sinh viên chỉ được học với một thời gian ngắn, khoảng 4 tín chỉ.
Thời lượng học như vậy thật sự là quá ít ỏi để tạo nên 1 chuyên gia Tester chuyên nghiệp. Do vậy mà nguồn nhân lực trong nghề Tester vẫn luôn ở trong tình trạng khan hiếm.
Đối với Tester thì kinh nghiệm tích lũy nhiều năm mới là chìa khóa vàng. Với nghề kiểm thử phần mềm thì dù bạn có 60 tuổi thì vẫn có thể làm bất kỳ mọi việc, bởi đây là công việc không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo, nó cần bạn tỉ mỉ và cẩn thận.
Những phương pháp mới trong ngành kiểm thử liên tục ra đời để bắt kịp các xu hướng phát triển, những cách tân của sản phẩm và những công nghệ nền tảng mới chính vì vậy bạn cũng phải thay đổi để theo đà phát triển đó.
Thời gian để đào tạo thành thạo một nhân viên kiểm thử phần mềm ngắn hơn rất nhiều so với thời gian để đào tạo 1 lập trình viên. Bạn chỉ có sự kiên trì và tìm được nơi hướng dẫn bạn học chất lượng kèm theo sự chịu khó học hỏi của bản thân, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một chuyên viên tester.
3. Những điều cần thiết cho một người muốn tham gia ngành Tester
Kiến thức chung bạn cần nắm
- Bạn cần có những kiến thức căn bản về máy tính, biết sử dụng Excel căn bản, dùng internet thành thạo.
- Cần nắm vững căn bản SQL, HTML,CSS… bạn cần phải hiểu được nó để có thể viết code, chỉnh sửa code để chạy các tool tự động
- Kiến thức tổng quan về kiểm thử, những thuật ngữ thường dùng, quy trình kiểm thử phần mềm, quy trình sản xuất phần mềm.
Những kiến thức riêng bạn cần có
+ Manual test
- Quy trình sản xuất phần mềm và quy trình kiểm thử phần mềm
- Các thuật ngữ chuyên ngành IT, Các mô hình sản xuất và phương thức kiểm thử phần mềm phổ biến hiện nay
- Các giai đoạn kiểm thử và thuật ngữ chuyên dùng trong kiểm thử
- Phân tích yêu cầu , cách viết Q&A và cách viết test case bằng tiếng việt và tiếng anh cho website và mobile
- Cách cài đặt và test ứng dụng mobile, cách giả lập thiết bị điện thoại trên máy tính (IOS, Android)
- Biết cách cài đặt các tool để test và log bug
- Sử dụng câu lệnh SQL, database, Server
- Khái niệm cơ bản về API và thực hiện Test API
+ Automation Test
- Học thêm về lập trình: Java, C# là 2 ngôn ngữ căn bản cho những người làm Automation hay sử dụng, ngoài ra có các ngôn ngữ khác dùng hỗ trợ như python..
- Học về Automation phổ biến như : Selenium, Appium, Ranorex, TestComplete
- Các tool khác như: Jmeter, Postman