NHỮNG ỨNG DỤNG & THI CÔNG CỦA MÀNG CHỐNG THẤM HDPE

Có một loại vật liệu không thể thiếu được sử dụng thường xuyên trong nuôi trồng, khai thác, xử lý nước thải, …. đó là màng chống thấm HDPE. Sản phẩm không chỉ dễ thi công mà còn có độ bền cao. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết rõ màng chống thấm HDPE là gì? Ứng dụng và phương pháp thi công của nó? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này hãy theo dõi hết bài viết này cùng chúng tôi nhé!

1. Hiểu rõ hơn về màng chống thấm HDPE

Màng chống thấm HDPE hay còn gọi ngắn gọn là màng HDPE được hiểu đơn giản là một loại màng có chức năng ngăn cách chống thấm cho các công việc trong dân dụng hay công nghiệp.

Màng chống thấm HDPE có chứa 97.5% nhựa nguyên sinh và 2.5% còn lại là những chất ổn định nhiệt, cacbon, chất kháng tia UV và chất chống oxy hóa. Nhờ cấu tạo này mà màng chống thấm HDPE không độc hại, có độ bền cao (trên 20 năm) và được ưu tiên lựa chọn trong sử dụng rất nhiều.

2. Những ưu điểm khi sử dụng màng chống thấm HDPE

– Chi phí thi công thấp:

Các vật liệu chống thấm như đất sét, xi măng… mất rất nhiều thời gian để thi công. Thay vào đó, khi sử dụng màng chống thấm HDPE, chủ đầu tư sẽ tiết kiệm một khoản tương đối về nhân công cũng như rút ngắn thời gian thực hiện.

– Có độ bền cao:

Màng HDPE có khả năng trơ lỳ, không chịu ảnh hưởng bởi hóa chất, thậm chí là các loại axit, kiềm mạnh. Đồng thời nó không bị tác động của vi khuẩn, nấm mối và chống lão hóa cao do tác động của môi trường như thời tiết, khí hậu, nhiệt độ thất thường. Nhờ đó, kéo dài thời gian sử dụng, đồng thời tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh khác như bảo trì, sửa chữa…

– Chất lượng ổn định:

Sản phẩm được sản xuất bởi hệ thống máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới. Toàn bộ quy trình sản xuất được kiểm soát, giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành.

Vậy nên đảm bảo sự đồng đều về chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao. Không xảy ra tình trạng chênh lệch giữa các vùng trên cùng một sản phẩm hay các sản phẩm khác nhau.

– Chất liệu có tính ứng dụng cao:

Màng chống thấm HDPE có độ dày dao động trong khoảng 0.3 -3 mm. Chúng có khả năng chịu được lực kéo và độ co giãn cao. Do đó không dễ bị nứt vỡ hay chọc thủng bởi các ngoại vật như sỏi đá, cành cây.

Màng chống thấm HDPE có thể thi công trên mọi địa hình, thậm chí là những nơi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hay địa hình phức tạp.

– Thân thiện với môi trường:

Sản phẩm có thành phần 100% không chứa các chất độc hại. Không chỉ vậy, màng HDPE có khả năng kháng xâm thực của hóa chất, vi sinh vật và nấm mốc, đảm bảo tối đa môi trường sống trong lành, nguồn nước sạch bền trong. Nhờ đó hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của dân cư.

3. Các ứng dụng trong thực tế

– Xử lý chất thải công nghiệp:

Chất thải công nghiệp là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất của nhà máy, xí nghiệp,.. Hầu hết chúng đều là chất thải gây nguy hại đến các sinh vật sống bên trong môi trường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì vậy việc sử dụng màng chống thấm HDPE lót bãi rác là hết sức cần thiết.

Trong công nghiệp nên sử dụng loại màng có độ dày từ 1,5 – 2,5mm. Độ dày càng lớn thì khả năng chịu lực của nó càng cao.

Do tính chất màng chống thấm HDPE này có khả năng kháng UV nên khi sử dụng nó để bọc các bải rác thải sẽ không làm mùi hôi lan ra ngoài vào không khí gây ô nhiễm.

– Sản xuất & thu hoạch:

Thay vì dẫn nước muối vào ruộng nền đất như trước đây, thì bây giờ muối được phơi trên các ô có lót màng HDPE. Nhờ đó, các hạt muối kết tinh to, đều, trắng, ít lẫn tạp chất. Sau khi thu hoạch cũng không cần dùng hóa chất tẩy trắng.

Loại màng HDPE có độ dày 0,75mm-1,00mm sẽ được ưu tiên sử dụng bởi nó có độ bền cao, chịu được thời tiết nắng nóng, khả năng hấp thụ lượng nhiệt mặt trời tốt giúp cho quá trình bay hơi nước nhanh, kháng UV cao… Đồng thời, màng cũng đảm bảo độ dày và dẻo để ít bị rách khi thu hoạch. Có thể tái sử dụng màng HDPE cho các mùa vụ muối về sau.

– Trang trại chăn nuôi – tối ưu hoá năng suất công việc:

Màng HDPE thường dùng để lót đáy cho các trang trại chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong các hồ nước thải trong trang trại sẽ luôn chịu tác động liên tục của vi sinh vật và chất thải ra từ quá trình chăn nuôi, vì vậy bạn nên chọn loại màng HDPE có độ dày tầm 0.5mm, vừa có khả năng kháng sinh hóa. Nếu dùng màng HDPE để phủ lên bên trên thì chọn loại có độ dày khoảng 1.5mm đối với trang trại lớn và 1.0mm đối với trang trại quy mô nhỏ.

– Trải lót hồ nuôi trồng thuỷ hải sản:

giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường bên ngoài, ngăn không cho nước thấm ngược vào trong hồ nuôi, từ đó làm ổn định độ PH, nồng độ muối trong nước, ngăn mềm bệnh xâm nhập vào hồ, bảo vệ con giống khỏe mạnh.

Tôm cũng như thủy hải sản được nuôi trong lớp màng này ít bị bệnh do không tiếp xúc trực tiếp với đất, và nếu xảy ra bệnh thì cũng bị phạm vi nhỏ, không bị lây lan so với cách nuôi thủy hải sản thông thường.

Sản phẩm có sức chịu được áp lực cao, nhiệt độ môi trường từ bên ngoài, thời gian sử dụng lâu (có thể tái sử dụng màng HDPE tiếp tục cho các mùa vụ sau, tiết kiệm chi phí).